Tin tức phát triển sản xuất, tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Trong triển khai cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, người nông dân được xem là chủ thể, được đặt vào vị trí trung tâm. Nhưng muốn thực hiện được vai trò chủ thể và tương xứng với vị trí trung tâm, điều cần làm và phải làm là người nông dân cần được nâng cao năng lực thông qua trí thức hoá.

Tại cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo năm 2021 do UBND tỉnh tổ chức, ý tưởng “Nâng cao chất lượng sản phẩm và tận dụng tối đa lợi ích từ cây thạch đen” của chị Hà Thị Tuyết Nhung, thị trấn Thất Khê, huyện Tràng Định đã đoạt giải 3 vì khả năng áp dụng vào thực tiễn hiệu quả kinh tế. Sau một năm tham gia cuộc thi, đến nay, sản phẩm thạch đen Hồng Nhung không chỉ tạo được uy tín với người tiêu dùng trong tỉnh mà còn được ưa chuộng tại nhiều tỉnh, thành phố.

Trong vài năm trở lại đây, nhiều hộ dân tại xã Bắc Quỳnh, huyện Bắc Sơn đã chuyển đổi diện tích canh tác hoa màu thiếu hiệu quả sang phát triển nghề ươm giống cây lâm nghiệp. Qua đó, tạo nguồn thu nhập cao để phát triển kinh tế.

Những năm qua, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Đồng Ý, huyện Bắc Sơn đã tích cực phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, trong đó có mô hình nuôi cá thương phẩm.

Nhờ chủ động áp dụng khoa học kỹ thuật và sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước, Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ, sản xuất nông, lâm nghiệp, cây ăn quả xã Yên Vượng, huyện Hữu Lũng đã từng bước nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường, tăng thu nhập cho các thành viên.

Sau 2 năm rưỡi triển khai thực hiện Nghị quyết số 08/2019/NQ-HĐND ngày 10/12/2019 về chính sách đặc thù khuyến khích đầu tư, phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015 – 2025 (Nghị quyết 08), nhiều tổ chức, cá nhân đã tiếp cận được với các nội dung hỗ trợ trong nghị quyết. Từ đó doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân (gọi chung là nhà đầu tư) có thêm nguồn lực, động lực để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Thạch đen là cây trồng lâu năm của bà con các dân tộc huyện Tràng Định (tỉnh Lạng Sơn). Hiện nay, diện tích trồng cây thạch đen được duy trì ổn định từ 1.300 đến 2.000 ha, đạt giá trị từ 160 triệu đồng đến 200 triệu đồng/ha, giúp người dân nơi đây mỗi năm thu từ 180 tỷ đồng đến 250 tỷ đồng.

Mặc dù mới được triển khai thực hiện, kinh phí hỗ trợ ít song việc triển khai xây dựng các khu vườn mẫu trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả nhất định.