Sản phẩm OCOP

Lần đầu tiên, các chủ thể OCOP của Lạng Sơn vừa trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại các gian hàng của phiên chợ nông sản, vừa trực tiếp livestream quảng bá sản phẩm trên nền tảng TikTok. Đây là một trong những chương trình chuyển đổi số đẩy mạnh mức tiêu thụ sản phẩm OCOP cả nước.

Ngày 24/8/2023, tại Hà Nội, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lạng Sơn cùng các cơ quan liên quan tổ chức khai mạc phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền; tuần lễ quảng bá na, nông đặc sản và sản phẩm OCOP tỉnh Lạng Sơn năm 2023.

Ngày 19/8/2023, UBND huyện Chi Lăng phối hợp với Tỉnh đoàn tổ chức chương trình Quảng bá, tiêu thụ na và các sản phẩm OCOP huyện Chi Lăng.

Na5

Các đại biểu tham dự chương trình

Na4
Lãnh đạo UBND huyện Chi Lăng phát biểu tại chương trình

Dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; Đoàn Thanh Sơn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy; Lương Trọng Quỳnh, Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; cùng đại diện đoàn đại biểu quốc hội tỉnh; lãnh đạo một số ban, ngành, huyện, thành phố và đông đảo bà con Nhân dân trên địa bàn huyện Chi Lăng…

Na6
Tiết mục văn nghệ đặc sắc tại chương trình

Từ những vùng núi đá khô cằn, bắt đầu từ những năm 1990, với sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, sự cần cù lao động của bà con nông dân, sự cộng tác giúp đỡ của các nhà khoa học, đến nay các xã vùng núi đá của huyện Chi Lăng đã phát triển thành công các vùng trồng na xanh tốt, với tổng diện tích hơn 2.500 ha, sản lượng đạt trên 22.000 tấn quả, giá trị kinh tế ước đạt trên 700 tỷ đồng/năm. Nhờ phát triển cây na mà nhiều hộ dân đã có thu nhập khá, từ vài chục đến vài trăm triệu đồng/năm; nhiều thôn, bản từ nghèo khó nay đã có 60 – 70% hộ giàu.

Na3
Các nghệ sĩ biểu diễn tiết mục hấp dẫn tại chương trình

Hiện nay, thương hiệu Na Chi Lăng đã được thị trường trong nước biết đến, được phân phối trong hệ thống các siêu thị, cửa hàng thực phẩm lớn, với xu hướng ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng bởi những đặc tính, ưu điểm riêng biệt.

Năm 2011, Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học và Công nghệ chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Na Chi Lăng” cho sản phẩm Na quả của huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn; tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục đặc sản “Na Chi Lăng” của tỉnh Lạng Sơn được công nhận vào Top 50 đặc sản trái cây nổi tiếng Việt Nam theo Bộ tiêu chí công bố giá trị đặc sản Việt Nam. Thương hiệu Na Chi Lăng đã được Tổng Hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tôn vinh, trao giải thưởng cúp vàng và chứng nhận đạt Top 10 Thương hiệu Vàng Nông nghiệp Việt Nam năm 2018, 2019.

Na
Lãnh đạo huyện Chi Lăng trao sản phẩm quả na cho đại diện các đơn vị giành chiến thắng trong phiên đấu giá

Trong những năm qua, huyện Chi Lăng luôn chú trọng việc xây dựng hình ảnh na Chi Lăng và các sản phẩm OCOP như: Tổ chức các hội chợ thương mại, giới thiệu nông sản; tổ chức các hội thảo truyền thông về thương hiệu na Chi Lăng…

Đặc biệt, trước những biến chuyển mạnh mẽ của thời kỳ công nghệ 4.0; chuyển đổi số, kinh tế số những người nông dân trong huyện đã bắt kịp xu thế công nghệ trong quảng bá và tiêu thụ sản phẩm. Theo đó, để mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm, các doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân đã có nhiều gian hàng nông sản trên mạng xã hội như Zalo, Facebook, Tiktok, sàn thương mại điện tử postmart.vn…

Na2
Đại diện doanh nghiệp tham gia đấu giá sản phẩm quả na tại chương trình

Chương trình “Quảng bá, tiêu thụ Na và các sản phẩm OCOP Chi Lăng năm 2023” được tổ chức với mục đích tiêp tục tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu đặc sản Na Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn và các sản phẩm OCOP tới thị trường trong và ngoài nước; là nơi tôn vinh thành quả lao động của bà con nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã; kết nối giữa “4 nhà”: nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà quản lý; thúc đẩy phong trào trồng na và các sản phẩm nông sản trong nhân dân theo quy trình quản lý tiên tiến; cụ thể hóa chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.

Đồng thời là dịp quảng bá, kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, từng bước xây dựng chuỗi giá trị cho đặc sản Na Chi Lăng theo hướng phát triển bền vững. Thông qua chương trình góp phần tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, văn hóa, con người mảnh đất Chi Lăng nói riêng và tỉnh Lạng Sơn nói chung gắn với phát triển du lịch cộng đồng, du lịch tâm linh.

Na7
Các đại biểu tham quan gian hàng giới thiệu sản phẩm quả Na và sản phẩm OCOP Chi Lăng

Ngoài ra, đây là sự kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng để tuyên truyền, thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp, giúp người nông dân, doanh nghiệp quảng bá, tiêu thụ nông sản chất lượng với chi phí thấp nhất và đạt lợi nhuận cao nhất, hướng tới mục tiêu “Mỗi nông dân là một thương nhân, mỗi hợp tác xã là một doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số”.

Na1
Các nghệ sĩ, tiktoker cùng livetream quảng bá sản phẩm Na Chi Lăng

Trong khuôn khổ chương trình, Ban tổ chức đã tổ chức đấu giá 8 quả na được 770 triệu đồng. Ngoài ra một số tổ chức, cá nhân ủng hộ hơn 112 triệu đồng. Toàn bộ số tiền trên sẽ dành để thực hiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn huyện.

Nguồn: baolangson.vn

Sáng 14/8/2023, UBND huyện Chi Lăng tổ chức họp báo thông tin về các hoạt động quảng bá sản phẩm na Chi Lăng; tổ chức Ngày hội văn hóa thể thao các dân tộc huyện Chi Lăng và Lễ hội chiến thắng Chi Lăng 10/10.

Với diện tích trồng hơn 4.900 ha na (diện tích chủ yếu trồng trên địa bàn huyện Chi Lăng và Hữu Lũng), Lạng Sơn trở thành vùng trồng na lớn nhất các tỉnh phía Bắc. Để đảm bảo hiệu quả kinh tế của sản phẩm hoa quả đặc sản của tỉnh, các cấp, ngành của tỉnh đã đẩy mạnh quảng bá và chủ động xúc tiến tiêu thụ sản phẩm na.

Những năm qua, chương trình bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn (SPCNNT) tiêu biểu đã trở thành “đòn bẩy” giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh phát triển sản xuất kinh doanh, khẳng định thương hiệu, mở rộng thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm.

Từ ngày 3/8 đến ngày 8/8/2023, đoàn công tác của Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại, Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn tham dự hội chợ Quốc tế Thương mại, du lịch và đầu tư hành lang kinh tế Đông Tây – Đà Nẵng 2023 tại Trung tâm Hội chợ triển lãm Đà Nẵng, thành phố Đà Nẵng.

Theo thông tin từ lãnh đạo phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn các huyện Chi Lăng, Hữu Lũng, những ngày này, bà con nông dân trên địa bàn hai huyện đã bắt đầu thu hoạch na. Hiện giá na đầu vụ được các thương nhân thu mua với giá từ 35 – 50 nghìn đồng/kg (tùy loại). Đặc biệt, giá bán lẻ na dai Chi Lăng loại quả mẫu mã đẹp đầu vụ có giá từ 55 – 60 nghìn đồng/kg, tăng 10 – 15 nghìn đồng/kg so với thời điểm cùng niên vụ năm 2022.