Tin tức chính sách Nông thôn mới

Ngày 31/8/2023, Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới (NTM) tỉnh phối hợp với một số sở, ngành liên quan tổ chức kiểm tra tiến độ triển khai chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện Bắc Sơn.

Những năm qua, các cấp hội nông dân (HND) huyện Cao Lộc đã phát huy tốt vai trò nhận uỷ thác với Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), tạo điều kiện giúp hội viên nông dân (HVND) có thêm nguồn vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững và làm giàu chính đáng.

luong thao
HVND huyện Cao Lộc phát triển kinh tế với mô hình trồng cây ăn quả từ nguồn vốn vay ưu đãi

Anh Vi Hồng Thái, HVND Chi HND khối 8, thị trấn Cao Lộc bắt đầu mở xưởng chế biến giá thể trồng cây từ năm 2020 nhưng do thiếu vốn nên xưởng sản xuất của anh Thái chưa đem lại hiệu quả kinh tế cao. Anh Thái cho biết: Đầu năm 2021, thông qua HND thị trấn, tôi được vay 100 triệu đồng từ NHCSXH huyện để đầu tư mua máy nghiền, máy sàng, máy nén… phục vụ cho việc chế biến giá thể trồng cây. Cũng từ đó đến nay, trung bình mỗi năm, tôi xuất bán cho các cửa hàng cây cảnh trên địa bàn tỉnh từ 50 đến 60 tấn giá thể trồng cây, đem lại thu nhập hơn 300 triệu đồng/năm sau khi trừ chi phí và tạo việc làm thời vụ cho 4 đến 6 lao động tại địa phương.

Không riêng anh Thái mà thời gian qua, từ nguồn vốn vay NHCSXH huyện, nhiều HVND đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu với thu nhập bình quân từ 100 triệu đồng đến hơn 300 triệu đồng/hộ/năm.

Bà Hoàng Thị Huệ, Chủ tịch HND huyện Cao Lộc cho biết: Toàn huyện hiện có 22/22 HND xã, thị trấn với trên 12.300 HVND (chiếm 82,4% số hộ nông nghiệp). Thời gian qua, hội luôn xác định việc nhận ủy thác với NHCSXH huyện là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng  và chỉ đạo HND các xã, thị trấn tích cực tuyên truyền đến HVND về các chương trình cho vay ưu đãi và xây dựng kế hoạch, giao chỉ tiêu cho các hội cơ sở…

“Những năm qua, HND huyện luôn phối hợp thực hiện tốt việc triển khai các chính sách tín dụng và công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn vốn của HVND. Năm 2022, HND huyện được Chi nhánh NHCSXH tỉnh biểu dương, khen thưởng vì có thành tích tiêu biểu trong thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ ngày 4/10/2002 về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác”.

Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Giám đốc Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Cao Lộc

Để nguồn vốn vay ưu đãi đến đúng đối tượng, các cấp HND quán triệt các tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) phối hợp chặt chẽ với ngân hàng thực hiện quy trình cho vay đảm bảo công khai, dân chủ, thực hiện tốt việc bình xét cho vay và thẩm định về mục đích sử dụng vốn vay, khả năng hoàn trả vốn, tránh tình trạng sử dụng sai mục đích hoặc phát sinh nợ quá hạn… HND huyện chỉ đạo HND các xã, thị trấn xây dựng chương trình công tác, kế hoạch kiểm tra giám sát, phân công cán bộ hội trực tiếp quản lý và giám sát hoạt động của các tổ TK&VV, đôn đốc các hộ vay trả nợ và trả lãi theo định kỳ hằng tháng. Qua kiểm tra, các tổ TK&VV đều hoạt động đúng quy định của pháp luật; các hộ HVND sử dụng vốn đúng mục đích, trả lãi, gốc đúng hạn và gửi tiết kiệm đều đặn.

Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp thiết thực trên, các cấp HND trên địa bàn huyện đã phát huy tốt vai trò nhận uỷ thác từ NHCSXH huyện. Trong năm 2022, hội nhận ủy thác với NHCSXH huyện cho 415 hộ HVND vay vốn phát triển kinh tế với tổng số tiền trên 10 tỷ đồng (đạt 456,7% so với chỉ tiêu HND tỉnh giao và là đơn vị hoàn thành vượt chỉ tiêu về nội dung này cao nhất trên toàn tỉnh). Từ đầu năm 2023 đến nay, các cấp HND đã nhận ủy thác với NHCSXH huyện cho 163 hộ HVND vay vốn với tổng số tiền gần 9 tỷ đồng (đạt 333,3% so với chỉ tiêu HND tỉnh giao) nâng tổng dư nợ qua tổ chức hội hiện đạt trên 87,1 tỷ đồng cho 1.763 hộ vay thông qua 47 tổ TK&VV, nợ quá hạn do hội quản lý chiếm tỷ lệ rất thấp (0,02%).

Thông qua nguồn vốn vay đã góp phần nâng cao số hộ sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG) các cấp và giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện qua các năm. Cụ thể: nhiệm kỳ 2018 – 2023, toàn huyện có 5.017 hộ đạt danh hiệu SXKDG, đạt 250,8% so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội IX đề ra; tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện năm 2022 còn 11,48% (giảm 7,93% so với năm 2018). Việc thực hiện tốt chỉ tiêu tăng trưởng nguồn vốn ủy thác đến nông dân góp phần giúp HND huyện hoàn thành tốt công tác hội và phong trào nông dân, năm 2022, HND huyện được HND tỉnh tặng bằng khen vì đạt danh hiệu “Đơn vị xuất sắc năm 2022”.

Nguồn: baolangson.vn

Những năm qua, Hội Nông dân (HND) huyện Tràng Định đã phối hợp với Phòng Giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) huyện thực hiện tốt nhiệm vụ ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Qua đó, giúp hàng nghìn lượt hội viên được tiếp cận với vốn vay ưu đãi để phát triển sản xuất, tăng thu nhập.

Với tổng số 97,8 tỷ đồng dư nợ cho vay ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), đến nay, Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Bắc Sơn là đơn vị  có dư nợ cho vay ủy thác qua hội CCB cao nhất so với các huyện, thành phố trong tỉnh. Thông qua đó, nhiều hội viên đã được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.

Thời gian qua, nhiều hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn xã Thạch Đạn, huyện Cao Lộc đã được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) nhằm nâng cao thu nhập, giảm nghèo, từng bước vươn lên làm giàu. Qua đó, góp phần phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã.

Những năm qua, xã Khánh Xuân, huyện Lộc Bình đã căn cứ tình hình thực tế, triển khai các giải pháp giảm nghèo phù hợp, tạo động lực giúp người dân từng bước vươn lên thoát nghèo. Từ đó, công tác giảm nghèo trên địa bàn đã đạt được những kết quả tích cực.

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định số 924/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 – 2025.

 cds bonn 1659429458123580402841

Chuyển đổi số hướng tới nông thôn mới thông minh

Chương trình trên được triển khai đến hết năm 2025 ở khu vực nông thôn của cả nước (bao gồm cả các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, các huyện nghèo).

Mục tiêu tổng quát nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng dịch vụ giữa nông thôn - thành thị, từng bước hướng tới nông thôn mới thông minh.

Phát triển chính quyền số trong xây dựng nông thôn mới

Về phát triển chính quyền số trong xây dựng nông thôn mới, Chương trình phấn đấu đến năm 2025, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được tổ chức đồng bộ, thống nhất trên nền tảng công nghệ số, ít nhất 90% hồ sơ công việc cấp trung ương, cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc cấp huyện và 60% hồ sơ công việc cấp xã được xử lý trên môi trường mạng.

Ít nhất 97% số xã đạt chuẩn chỉ tiêu 8.4 của Tiêu chí số 8 về Thông tin và Truyền thông theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới; 50% số xã đạt chuẩn chỉ tiêu 8.4 của Tiêu chí số 8 về Thông tin và Truyền thông, 50% số xã đạt chuẩn chỉ tiêu số 15.2 của Tiêu chí số 15 về Hành chính công theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao.

Chương trình phấn đấu có ít nhất 60% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn chỉ tiêu 9.5 của Tiêu chí số 9 về An ninh trật tự - Hành chính công theo Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; 25% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn chỉ tiêu 6.5 của Tiêu chí số 6 về Kinh tế, 25% đạt chỉ tiêu 9.2 của Tiêu chí số 9 về An ninh trật tự - Hành chính công theo Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao.

Phấn đấu 100% cán bộ quản lý các cấp tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được tập huấn, nâng cao năng lực về chuyển đổi số.

Chương trình phấn đấu phát triển kinh tế số, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn. Cụ thể, ít nhất 70% xã có các hợp tác xã, 70% cấp huyện có các mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực và 50% các mô hình liên kết gắn với vùng nguyên liệu có ứng dụng công nghệ số.

Xã hội số trong xây dựng nông thôn mới

Chương trình phấn đấu có ít nhất 40% đơn vị (cấp xã, huyện) cung cấp ít nhất một dịch vụ thiết yếu (y tế, giáo dục, giám sát cộng đồng, an ninh trật tự, môi trường, văn hóa) và tổ chức lấy ý kiến phản hồi về sự hài lòng của người dân/cộng đồng về kết quả xây dựng nông thôn mới thông qua ứng dụng trực tuyến.

Phấn đấu mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có ít nhất 01 mô hình thí điểm xã nông thôn mới thông minh theo lĩnh vực nổi trội nhất (kinh tế, du lịch nông thôn, môi trường, văn hoá…), làm cơ sở để tổng kết và đề xuất Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới thông minh giai đoạn 2026 - 2030.

Thúc đẩy kinh tế số trong phát triển kinh tế nông thôn

Để đạt được mục tiêu trên, Chương trình đặt ra một số nhiệm vụ chủ yếu như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy về chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới cho cấp ủy, chính quyền, cán bộ và cộng đồng dân cư; đẩy mạnh xây dựng chính quyền số trong xây dựng nông thôn mới; thúc đẩy kinh tế số trong phát triển kinh tế nông thôn.

Đồng thời, tập trung phát triển xã hội số trong xây dựng nông thôn mới như đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong hoạt động lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới…

Nguồn: baochinhphu.vn

          Với nguồn lực đầu tư của nhà nước và sự chung tay, góp sức của Nhân dân, việc triển khai thực hiện tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hóa trong xây dựng nông thôn mới (XDNTM) trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả rõ nét.