Tin tức - Sự kiện

         Đó là ông Lành Văn Sổi, sinh năm 1947, thôn Đồng Đĩnh, xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng. Với bản chất người lính cụ Hồ, sau thời gian tham gia lực lượng thanh niên xung phong, ông Sổi không khuất phục trước nghèo khó mà tiếp tục hăng hái thi đua trong lao động sản xuất để góp phần xây dựng cuộc sống gia đình và quê hương ngày càng giàu đẹp, ấm no.

         Từ sự chung tay góp sức của người dân đã góp phần quan trọng vào kết quả chung trong xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn xã Đề Thám, huyện Tràng Định.

         Với nhiều ưu điểm như: vốn đầu tư ít, không cần nhiều diện tích, dễ nuôi, quay vòng vốn nhanh…từ năm 2016 đến nay, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Bắc Sơn đã đầu tư nuôi thỏ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình này đã và đang mở ra hướng phát triển kinh tế mới, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

         Đó là anh Vi Văn Hoàng, sinh năm 1988 ở thôn Quyết Tiến, xã Bính Xá, huyện Đình Lập. Bằng sự năng động, dám nghĩ, dám làm, từ hai bàn tay trắng, đến nay anh đã gây dựng cho mình một mô hình kinh tế hiệu quả với thu nhập bình quân 400 triệu đồng/năm.

         Trang trại nông – lâm nghiệp của Hợp tác xã Phượng Hoàng, xã Hoa Thám, huyện Bình Gia nằm ở km 26 tỉnh lộ 226, phía Bắc tiếp giáp với xã Bắc Ái, huyện Tràng Định, phía Nam và Đông Nam tiếp giáp với xã Hồng Phong, huyện Bình Gia; độ cao địa hình gần 1.000 m so với mực nước biển, có khí hậu mát mẻ, rất thích hợp cho việc phát triển các loại cây trồng nông- lâm nghiệp.

          Từ sự chung tay, góp sức của người dân, nhiều khu dân cư kiểu mẫu (DCKM) trên địa bàn tỉnh được xây dựng. Qua đó, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn ở các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới.

          Khởi nguồn từ các dự án hỗ trợ của nhà nước cùng với việc nhận thức được tiềm năng, thế mạnh đất lâm nghiệp và hiệu quả kinh tế từ trồng rừng, từ năm 2010 đến nay, người dân xã Thiện Hòa, huyện Bình Gia đã tích cực trồng và chăm sóc rừng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập. 

          Những năm qua, phát huy tiềm năng, thế mạnh từ các đồng cỏ tự nhiên, bãi chăn thả rộng…, người dân huyện Chi Lăng đã tập trung phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ theo hướng bền vững. Hướng đi này đã và đang góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người dân, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi bệnh dịch tả lợn châu Phi lây lan diện rộng.